5 bí quyết gây dựng Amazon của tỷ phú Jeff Bezos

50 PHÚT THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI BẠN!

Cạnh tranh không ngừng nghỉ, không để cho ai được từ chối những đề nghị của mình… là những nét tạo nên văn hóa Amazon, một trong những doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới hiện nay.

Trong thập kỷ qua, trang bán lẻ Amazon đã phát triển với tốc độ chóng mặt và đạt doanh thu gần 75 tỷ USD năm 2013. Amazon có được thành công đó chính nhờ phong cách lãnh đạo độc đáo, dám nói dám làm và đôi khi hơi tàn nhẫn của CEO Bezos. Dưới đây là năm chiến lược mà Bezos sử dụng để xây dựng đế chế Amazon của mình.

1. Khi đã đề nghị thì không ai được từ chối

Vào năm 2004, Amazon đã để mắt đến Melville House, nhà xuất bản sách khoa học và truyện hư cấu vừa ra đời, có trụ sở tại Brooklyn (New York, Mỹ). Đồng sáng lập MH Dennis Johnson đã miêu tả cuộc thương thảo với Amazon lúc đó như “ngồi ăn tối với ông trùm”.

Theo The New Yorker, Amazon muốn nhận tiền hoa hồng mà không phải tiết lộ lượng bán sách của Melville House trên trang của mình. Dennis Johnsonđã chỉ trích chính sách đó và bày tỏ sự lo lắng với tạp chí Publishers Weekly. Một ngày sau khi cuộc phỏng vấn của Johnson xuất hiện trên báo, nút “Mua” các tác phẩm của Melville House trên Amazon đột nhiên biến mất. Chính vì vậy, Johnson phải hối lộ một khoản cho Amazon để những cuốn sách được bày bán trở lại.

2. Không cung cấp thông tin, trừ khi thật cần thiết

Amazon đã không cho Melville House biết đã bán được bao nhiêu cuốn sách của nhà xuất bản này. Doanh số máy Kindle và số nhân viên làm việc ở Seattle cũng là điều bí mật. Nơi đội ngũ phát triển Kindle làm việc (tại Seattle, Mỹ) được gọi là “Khu vực 51” (trên thực tế là tên một căn cứ quân sự tuyệt mật của Mỹ) vì không ai được đặt chân đến đây trừ khi có liên quan trực tiếp đến sản phẩm.

3. Giữ đội ngũ nhân viên tinh giản nhất có thể

Bezos nổi tiếng là một nhà quản lý khác người với quy tắc “Hai chiếc Pizza” – Theo đó, mỗi nhóm làm việc trong công ty chỉ nên có 5-7 người (số người ăn hết 2 chiếc bánh pizza cỡ lớn). Điều này giúp các thành viên thử nghiệm được các ý tưởng của mình mà không lo bị chị phối bởi quá nhiều ý kiến.

4. Không giao tiếp nhiều

Trong một cuộc họp trong đầu những năm 2000, khi một số quản lý đề nghị rằng các nhân viên nên giao tiếp với nhau nhiều hơn, Jeff Bezos đã đứng dậy phản đối: “Không, việc giao tiếp thật là kinh khủng!”

Ông cho rằng giao tiếp chéo giữa các nhóm sẽ hạn chế tính độc lập và dẫn đến việc nhận được nhiều ý kiến ủng hộ. Điều đó đi ngược lại với phương châm “xung đột để sáng tạo” đã tạo nên văn hóa của Amazon.

5. Môi trường đối kháng

Trong cuốn “Cửa hàng vạn món” (The Everything Store) về Amazon của Brad Stone có viết “Những nhân viên giỏi ở Amazon thường là những người được ‘nuôi dưỡng’ trong một bầu không khí cạnh tranh gần như không đổi”. Bezos không chịu được sự liên kết xã hội, được miêu tả như xu hướng ngọt nhạt giả tạo của con người khi luôn đồng ý với quan điểm của người khác rồi cảm thấy hài lòng

Các cuộc tranh luận, nơi mọi người luôn phải bảo vệ những quan điểm của mình, đã ăn sâu vào văn hóa của Amazon. Các nhà lãnh đạo phải trân trọng các quyết định mang tính thách thức dù họ không đồng ý, thậm chí khó chịu hay mệt mỏi. Họ cũng phải có niềm tin và kiên trì, không được thỏa hiệp vì lợi ích từ những mối liên kết xã hội.

Thu Trang

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*


Thiết kế bởi: www.dangchuc.pro.vn | 0901 131 838 | dangchuc@gmail.com
Danh Bạ Quảng Nam | www.danhbaquangnam.com