60% sinh viên Việt Nam ra trường làm trái ngành, theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH. Và điều này được coi như một mối nguy hại. Nếu bạn đang làm trái ngành và bạn thất vọng vì 4 năm đại học với tấm bằng đỏ không giúp bạn có được một việc làm đúng ngành đúng nghề, đừng bi quan như thế.
1. Những tên tuổi lớn học trái ngành
Nhà thiết kế Vera Wang Vera Wang, một trong những nhà thiết kế thời trang nổi tiếng nhất thế giới, từng mơ ước trở thành vận động viên trượt băng. Năm 1968, Wang tham gia giải trượt băng nghệ thuật Mỹ, cố gắng để vào đội tuyển Olympic. Sau khi bị loại, Wang mới bắt đầu chuyển sang thời trang, ban đầu là vị trí biên tập viên ở tạp chí Vogue, sau đó trở thành giám đốc tại Ralph Lauren. Cuối cùng, ở tuổi 40, Wang thực sự từ bỏ nghề nghiệp trước đây để theo đuổi thiết kế. Những bộ váy cưới gắn mác Vera Wang trở thành trang phục không thể thiếu của những người nổi tiếng, trong đó có Victoria Beckham, Chelsea Clinton, Kim Kardashian và Ivanka Trump. Hiện đế chế thời trang của Vera Wang trị giá lên đến 400 triệu đôla. Kinh nghiệm trượt băng có giúp Vera Wang phát triển sự nghiệp thời trang hay không? Bản thân bà nghĩ là có. “Khi bạn thất bại, nghĩa là bạn muốn học để trở thành một vận động viên chuyên nghiệp nhưng bất thành, bạn có quyền lựa chọn và bắt đầu lại một lần nữa. Đừng để điều gì ngăn cản”, bà nói với Business of Fashion năm 2013.
Cựu Bộ trưởng tài chính Mỹ Hank Paulson Trước khi làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời Tổng thống George W. Bush năm 2006, Hank Paulson là CEO của tập đoàn ngân hàng tài chính nổi tiếng Goldman Sachs. Ít ai biết rằng trước khi lấy bằng MBA tại Đại học Harvard, chuyên ngành của ông tại Đại học Dartmouth năm 1968 là tiếng Anh và là thành viên của Phi Beta Kappa – một hội danh tiếng dành cho các sinh viên xuất sắc ngành nhân văn học.
2. Lấy trái ngành làm lợi thế Làm trái ngành lại dễ thành công – kinh nghiệm thực tế của lãnh đạo Google đang áp dụng. Làm trái ngành – cách Google vận hành
Để thành công trong kỷ nguyên công nghệ và Internet, một công ty phải hấp dẫn được các nhân viên “sáng tạo thông minh” (Smart Creative) và tạo ra một môi trường thuận lợi để họ phát triển. Đó là quan điểm mà Eric Schmidt và Jonathan Rosenberg đưa ra trong cuốn sách “How Google Works”. Trong cuốn sách này, Chủ tịch điều hành Google Schmidt và Phó chủ tịch Rosenberg đã chỉ ra những gì họ học được trong quá trình xây dựng Google trở thành người khổng lồ trị giá hàng trăm tỉ đô la. Jonathan Rosenberg cho rằng: “Điều cần quan tâm là bạn đang sống trong một thế giới năng động, với điều kiện và môi trường thay đổi nhanh tới mức chóng mặt. Những thứ như kinh nghiệm hay cách thức chúng ta làm việc sẽ không quan trọng bằng khả năng tư duy. Trên thực tế, chính kinh nghiệm và kiến thức cũ khiến chúng ta không muốn thử các giải pháp mới”. Câu chuyện của Laszlo Bock, Phó Chủ tịch Google trong cuốn sách cũng tương tự: “Khi hai người cùng gặp phải một vấn đề, người là chuyên gia sẽ cho rằng: Tôi đã gặp chuyện này hàng trăm lần rồi, và đây là cách giải quyết… Trong khi đó, người không phải là chuyên gia sẽ đưa ra giải pháp gần giống như vậy, vì thực ra phần lớn vấn đề trong kinh doanh thường không quá khó,đôi khi họ sẽ đưa ra những giải pháp hoàn toàn mới.”
3. Biến trái thành phải, “lật ngược thế cờ”
Không thể phủ nhận một điều làm trái ngành thì thiếu hụt kiến thức chuyên môn là điều khó tránh. Để có thể phát triển sự nghiệp ở ngành nghề này thì tất yếu bạn phải tự học hỏi, bồi đắp kiến thức chuyên ngành. Nếu những người khác nỗ lực một bạn phải nỗ lực mười. Cái này không ai có thể giúp bạn được. Nhưng hãy nhìn xem bạn hơn người khác ở điểm gì? Đó là chính kiến thức, kĩ năng bạn được học ở ngành học của mình. Mọi lĩnh vực đều có sự giao thoa lẫn nhau. Nếu bạn nói mình học y khoa mà không áp dụng được gì vào nghệ thuật thì thật sai lầm.
Bạn có biết? Vũ Cát Tường trước khi là Á quân The Voice, là ca sĩ nhạc sĩ với nhiều bản hit được giới chuyên môn đánh giá là cân bằng giữ học thuật và âm nhạc đại chúng. Khi phỏng vấn, Vũ Cát Tường chia sẻ lý do cô làm được như vậy nhờ việc phân tích và học hỏi ở âm nhạc quốc tế. Khả năng phân tích âm nhạc của Tường không tới từ trường lớp bài vở chuyên nghiệp, bởi cô chỉ theo học một khóa 6 tháng về viết nhạc sau khi kết thúc The Voice. Mà đến từ chính kĩ năng phân tích y khoa. Sự phân cắt, quan sát tỉ mỉ đã trở thành bản năng. Tường đã đem kĩ thuật cứu chữa sức khỏe để cứu chữa tâm hồn. Tất cả kiến thức từ các ngành nghề đều có sự liên quan nhất định tới nhau. Nếu bạn học ngành tâm lý học, đừng ngại tìm việc làm ngành kinh doanh hay marketing.
Nếu bạn học Kế Toán, đừng ngại tìm việc ngành Tài chính ngân hàng. Nếu bạn học khoa sư phạm, hãy thử sức với các vị trí đòi hỏi khả năng đối ngoại. Nếu bạn học ngành quản trị kinh doanh, bạn làm cái gì liên quan đến kinh tế chả được. Hãy cứ mạnh dạn tìm cho mình một việc làm mà mình thấy yêu thích thôi.
Nguồn bài viết: jobsgo.vn
Để lại một phản hồi